Việt Nam được đánh giá là một thị trường rất tiềm năng để phát triển E-Learning (giáo dục, đào tạo trực tuyến) bởi có hơn 60% dân số sử dụng Internet, người dùng chủ yếu là giới trẻ với nhu cầu học tập cao, chi tiêu cho giáo dục chiếm 5,8% GDP và 20% tổng chi ngân sách (theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Chính vì thế, nếu bạn đang có kế hoạch kiếm tiền với nghề đào tạo online (đào tạo trực tuyến) thì hãy bắt đầu ngay hôm nay.

Nội dung
- Tại sao bạn nên bắt đầu kiếm tiền với nghề đào tạo online?
- Phá vỡ niềm tin giới hạn/ rào cản bên trong bạn
- Xác định thị trường ngách của bạn
- Các cách kiếm tiền với nghề đào tạo
- Tìm kiếm học viên như thế nào?
- Những lý do khiến bạn không thể kiếm được tiền từ nghề đào tạo online
- Học cách để trở thành nhà đào tạo online
Tại sao bạn nên bắt đầu kiếm tiền với nghề đào tạo online?
Bởi vì…
Có được sự tự do
Bạn không cần phải đến công ty mỗi ngày nữa. Bạn có thể làm việc ở bất cứ nơi đâu mà bạn muốn, chỉ cần bạn có chiếc điện thoại + chiếc laptop kết nối internet mà thôi.
Lợi nhuận cao, không giới hạn
Với đào tạo online, bạn có thể phục vụ được nhiều người cùng một lúc. Chỉ cần 1 – 2 nhân viên là có thể vận hành một dự án đào tạo online, thậm chí một mình bạn vẫn OK. Không tốn quá nhiều chi phí cho việc tổ chức, thuê nhân lực, hội trường, lớp học,…
Ngoài ra, bạn có thể đóng gói khóa học và đưa lên internet để bán. Bạn có thể tạo 1 lần và bán n lần. Lợi nhuận thu về gần như 100%.
Làm chủ thời gian
Bạn có thể tạo ra những hệ thống bán hàng tự động, làm việc 24/24. Cho dù bạn đi ngủ hay đi du lịch tiền vẫn chảy về tải khoản. Tất nhiên, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn dành cho bản thân (học tập, nghiên cứu, làm việc mà bạn yêu thích, chăm sóc cho gia đình và những người thân yêu,…)
Phá vỡ niềm tin giới hạn/ rào cản bên trong bạn
Khi bắt đầu làm một điều gì đó (nhất là sự thay đổi), trong đầu chúng ta thường xuyên xuất hiện những niềm tin giới hạn và hàng tá lý do nói rằng chúng ta KHÔNG THỂ!
Tôi không có bằng cấp – Tôi không phải là chuyên gia
Có rất nhiều bạn nói với Nhất rằng, làm sao em có thể chia sẻ cho mọi người được khi mà em không phải là chuyên gia, không có bằng cấp gì cả? Em không tự tin chia sẻ những điều mình biết cho mọi người anh à…
Nếu bạn đang là 1 chuyên gia có bằng cấp thì đó là điều rất tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu bạn không phải là chuyên gia thì bạn vẫn hoàn toàn có thể trở thành một nhà đào tạo.
Bạn chỉ cần là người đọc trước người khác 1 chương sách, 1 người nghiên cứu chuyên sâu về đề tài, chủ đề nào đó hay là người có kết quả thì bạn đều có quyền chia sẻ.
Không có bằng cấp nào có thể sánh được với những kết quả mà bạn đạt được. Và dĩ nhiên, học viên sẽ tin những người thầy đạt được kết quả thật sự hơn là những “thầy bà” chém gió – nói được mà không làm được.
Nếu bạn biết nhiều hãy chia sẻ cho những người biết ít hơn bạn, nếu bạn biết ít thì hãy chia sẻ cho những người chưa biết gì. Miễn là bạn DÁM CHIA SẺ. Biết đâu những điều bạn chia sẻ lại có thể thay đổi được cuộc đời một ai đó phải không nào?
Tất cả là do niềm tin giới hạn của mỗi chúng ta mà thôi. Vì vậy, hãy bắt đầu phá vỡ mọi giới hạn của bản thân và tiến lên phía trước bạn nhé.
“Mặc kệ nó, làm tới đi”
Tôi rất “ngu” về công nghệ
Không ai sinh ra mà đã biết đi, biết chạy cả. Nếu bạn chưa giỏi về công nghệ thì bạn cần phải đầu tư thời gian ra để học và luyện tập. Vấn đề là bạn có muốn hay không mà thôi.
Để có thể làm nghề đào tạo online chắc chắn bạn phải học sử dụng một số kỹ năng, ứng dụng, phần mềm, công cụ,… như:
- Phần mềm dạy học trực tuyến: Zoom, Google Meet,…
- Phần mềm chỉnh sửa ảnh: Canva, Photoshop,…
- Phần mềm chỉnh sửa video: Camtasia, Filmora 9, Capcut,…
- Bộ công cụ tin học văn phòng: Word, Excel, PowerPoint
- Kỹ năng thiết kế web, công cụ làm marketing,…
- V.v…
Tôi không có thời gian
Ai trong chúng ta cũng đều bận rộn cả. Nhưng bạn có dám đánh đổi – sẵn sàng từ bỏ những thú vui hiện tại để đầu tư 2 – 5 giờ mỗi ngày cho việc xây dựng một công việc online nghiêm túc không?
Nếu muốn bạn sẽ tìm cách, còn không muốn bạn sẽ tìm lý do.
Bỏ ra 2 – 5 giờ mỗi ngày để tạo ra khóa học, làm marketing, kinh doanh online,… và thay đổi cuộc sống của bạn mãi mãi. Hoặc tiếp tục dành thời gian cho Facebook, TikTok, những thú vui khác của bản thân,… và sống một cuộc đời như cũ?
Đó là sự lựa chọn của bạn. Bạn cần có mục tiêu & bản kế hoạch cho cuộc đời của mình. Hãy đặt ra những cột mốc và hoàn thành nó.
Còn rất nhiều rào cản khác…
- Tôi không có ý tưởng
- Tôi chưa đủ giỏi
- Tôi không biết làm marketing
- Tôi sợ bán hàng
- V.v…
Vâng, đa số chúng ta đều có những rào cản trong tâm trí hay nói cách khác là giới hạn của niềm tin. Điều đó làm chúng ta sợ hãi, không dám hành động, không dám làm những điều mình muốn và bứt phá vươn lên.
Bạn sẽ không biết mình có thể làm được gì cho tới khi bạn bắt đầu hành động. Vì vậy, hãy cứ hành động đi. Hãy chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức mình biết cho mọi người… Và bạn sẽ thấy điều đó tuyệt vời như thế nào…
Cuộc đời là của bạn. Bạn chọn TIẾN LÊN PHÍA TRƯỚC hay ĐỨNG IM TẠI CHỖ?
Hãy trả lời câu hỏi này nhé!
Xác định thị trường ngách của bạn
Những thị trường tiềm năng trên internet mà bạn có thể tham gia:
- Kiếm tiền: Affiliate Marketing, đầu tư bất động sản, chứng khoán, crypto,…
- Làm người: Phát triển bản thân, quản trị cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự học, đặt mục tiêu, xây dựng mối quan hệ, MC, rèn luyện trí nhớ,…
- Làm đẹp: Kinh doanh mỹ phẩm, thẩm mỹ viện, spa, trang điểm, tạo kiểu tóc,…
- Làm bếp: Nấu ăn, làm bánh,…
- Làm tình: Sức khỏe giới tính, sinh lý nam – nữ, phòng the,…
- Làm cha mẹ: Nuôi dạy con cái, dạy con thông minh, tâm lý trẻ em, giáo dục trẻ từ sớm,…
- Sức khỏe: Giảm cân, gym, yoga, dinh dưỡng, Keto,…
Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm thêm các thị trường ngách khác trên các trang đào tạo online như: Unica, Kyna, Edumall, Udemy,…
Các cách kiếm tiền với nghề đào tạo
Tự tạo khóa học
- Quảng cáo: Dạy học miễn phí trên Youtube hoặc blog sau khi đủ điều kiện kiếm tiền, bạn có thể tham gia chương trình đối tác Youtube hoặc Google (Google Adsense) để kiếm tiền.
- Dạy ở các trung tâm đào tạo: Bạn có thể dạy thuê ở các cơ sở giáo dục. (Không cần quan tâm đến tuyển sinh, tìm kiếm học viên. Bởi vì, việc này đã có trung tâm lo. Dĩ nhiên, thu nhập của bạn sẽ bị giới hạn bởi mức lương trung tâm trả cho bạn)
- Tham gia làm giảng viên và xuất bản khóa học online trên các nền tảng bán khóa học online như Unica, Kyna, Edumall,…
- Tự làm website giáo dục riêng bằng wordpress (hoặc làm trên các nền tảng tạo website giáo dục như hoola, edubit,…) và đăng tải khóa học online của mình lên để bán: Bạn có thể thu tiền định kỳ hoặc bán trọn đời. Bạn có thể tự học làm website đào tạo Miễn Phí TẠI ĐÂY!
- Mở lớp Zoom đào tạo theo nhóm
- Coaching 1:1, tư vấn: Cách này sẽ giúp bạn kiếm được rất nhiều tiền. Mỗi học viên có thể chi trả cho bạn cả trăm triệu đồng để bạn trở thành huấn luyện viên của họ. Tất nhiên, bạn phải cam kết giúp họ đạt được kết quả.
Mỗi cách kiếm tiền trên đều có những ưu – nhược điểm riêng, bạn có thể làm thử tất cả các cách, xem những cách nào phù hợp với mình nhất! Sau đó, bạn nên chọn một hoặc nhiều cách làm hiệu quả nhất để tập trung vào.
Làm Affiliate Marketing
Nếu bạn chưa có khóa học riêng bạn hoàn toàn có thể kiếm tiền bằng cách giới thiệu khóa học của người khác thông qua chương trình Affiliate Marketing. Hoa hồng có thể lên tới 50% – 60%.
Bạn có thể đăng ký chương trình affiliate trên Unica, Kyna,…
Tìm kiếm học viên như thế nào?
Bạn có thể tìm kiếm học viên bằng cách:
- Chọn thị trường ngách có nhu cầu cao và tập trung vào làm. Việc này rất quan trọng. Nếu bạn chọn sai thị trường sẽ rất khó để bán
- Tạo phễu + xây dựng hệ thống email marketing: Bạn có thể tặng cho học viên 1 món quà giá trị (như khóa học miễn phí, ebook, webinar,…) để học viên để tại thông tin liên hệ. Từ đó bạn xây dựng các kịch bản để biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng mua khóa học của bạn
- Cho học viên học thử
- Show kết quả của chính bạn
- Viết blog, SEO top
- Làm thương hiệu cá nhân trên Facebook, Youtube, TikTok: Chia sẻ kiến thức miễn phí để gia tăng lượt theo dõi, sau đó giới thiệu các khóa học của bạn
- Livestream hướng dẫn kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, kêu gọi người xem mua hàng,…
- Sử dụng Feedback, Testimonial học viên cũ
- Kết hợp với KOL trong ngành
- Xây dựng hệ thống Affiliate
- Chạy quảng cáo
- V.v…

Những lý do khiến bạn không thể kiếm được tiền từ nghề đào tạo online
- Tạo khóa học ra và bỏ xó
- Không xem đây là 1 nghề nghiêm túc, xem đây là công việc làm thêm
- Sợ bán hàng
- Không có mục tiêu rõ ràng
- Không chịu bắt đầu – Không hành động
Học cách để trở thành nhà đào tạo online
Để trở thành một nhà đào tạo online chuyên nghiệp không hề dễ dàng 1 chút nào cả. Bạn phải luyện tập rất nghiêm túc và vô cùng bền bỉ mới có thể kiếm được tiền từ nghề đào tạo. Và dĩ nhiên, sau một thời gian khổ luyện, bạn sẽ được trả công xứng đáng với những nỗ lực mà mình bỏ ra.
Để có thể thành công với nghề đào tạo, Nhất mời bạn tham gia khóa học Kinh Doanh Online & Kiếm Tiền Online Thực Chiến AZ của Nhất Tại Đây để học nhiều hơn các chiến lược kinh doanh, kiến thức marketing, bán hàng,… như:
- Cách lựa chọn ngách thông minh, hiệu quả
- Cách xây dựng website đào tạo và hệ thống marketing, affiliate
- Cách đóng gói khóa học và sản phẩm số
- Cách viết nội dung chuẩn SEO
- Cách xây dựng thương hiệu cá nhân từ số 0
- Chiến lược chốt sale đỉnh cao
- Và rất nhiều thứ khác nữa…
Chúc bạn thành công!