10 quy tắc đặt tên thương hiệu

10 quy tắc đặt tên thương hiệu

10 quy tắc đặt tên thương hiệu

Để có tên thương hiệu đủ tốt, bạn cần làm theo các quy tắc sau…

  1. Tên phải ngắn

Tên chỉ nên có 1, 2 hoặc 3 âm tiết khi đọc. Nhiều lắm là 4 (không nên). Ví dụ: Fori, WoHealings, DLaz, Amazon, Apple,…

  1. Dễ đọc

Nếu bạn chọn 1 cái tên với những ký tự khó phát âm hoặc khiến người đọc phát âm sai, khả năng lan truyền thương hiệu của bạn giảm đi ít nhất 1 nửa.
Hãy chọn những cái tên “viết sao đọc vậy” như: Honda, Hitachi, Pepsi,…

  1. Tên miền

Tuyệt vời nhất là cái tên bạn chọn phải còn khả năng đăng ký tên miền .com, .net, .vn, .com.vn
Nếu không còn .com, .net thì ít nhất phải còn tên miền .vn
Vì nếu bạn chọn 1 cái tên không còn tên miền, bạn sẽ phải thêm tiền tố hoặc hậu tố vào để đăng ký tên miền sẽ làm mất tính nhất quán của tên: Ví dụ WoHealings = wohealings.com sẽ đẹp hơn wohealingscompany.com
Thời đại 4.0 rồi, thương hiệu online cực kỳ quan trọng, đừng xem nhẹ quy tắc số 3 này nhé!
Xem video:

Hướng dẫn mua tên miền chất lượng, giá rẻ tại Namecheap chi tiết nhất

  1. Có khả năng bảo hộ thương hiệu

Nếu tên bạn chọn đã bị đăng ký bảo hộ trước thì trong ngắn hạn bạn sẽ không thấy phiền phức gì.
Nhưng sau vài năm, khi bạn đã trở thành 1 thế lực có số má trên thị trường, phiền phức sẽ kéo đến gặp bạn.
Có thể bạn sẽ bị kiện vi phạm sở hữu trí tuệ đến mức phải thu hồi sản phẩm, đổi tên.
Nhẹ hơn thì bạn không thể xin được các giấy tờ pháp lý, thậm chí bị từ chối quảng cáo.
Về cơ bản, những cái tên viết tắt không đánh vần được hoặc tên trùng các địa danh, danh nhân… sẽ không thể đăng ký bảo hộ.
Ví dụ: Bưởi Đoan Hùng, Nước mắm Phan Thiết, Nhãn lồng Hưng Yên, Phở Lý Quốc Sư…
Để biết, cái tên có khả năng bảo hộ hay không bạn cần gặp các chuyên gia về sở hữu trí tuệ.
Nhưng trước đó, bạn có thể tra cứu xem tên có bị trùng không trên website của Cục Sở hữu trí tuệ tại link sau: https://wohealings.com/nhanhieu

  1. Không có nghĩa phản cảm

Tên bạn chọn phải là 1 cái tên không có nghĩa bậy trong các ngôn ngữ khác hoặc tên gây hiểu lầm.
Ví dụ một thương hiệu hàng không của Việt Nam trước đây được đặt tên là TĂNG TỐC nhưng khi viết không dấu TANG TOC sẽ gây hiểu lầm là hãng hàng không TANG TÓC…
Hay cái tên CocaCola đọc theo tiếng Trung có nghĩa là Con nòng nọc sáp. Sau đó, CocaCola đã phải đổi tên là Kokoukole = Khoái khẩu khoái lạc nghĩa là Niềm vui trong miệng mới có thể phát triển được ở Trung Quốc.
Bạn nghĩ sao nếu có 1 sản phẩm nào đó có tên là LONTO? Nhìn sơ thấy nó bình thường nhưng nếu phát âm theo tiếng Việt thì chắc chắn không ai dám mua ?

  1. Không mô tả ngành nghề

Những tên thương hiệu có mô tả ngành nghề sẽ KHÔNG ĐƯỢC BẢO HỘ.
Ví dụ: Mỹ phẩm – Cosmetic, Thời trang – Fashion, Vận chuyển – Logistic…

  1. Tránh những từ… lúa nước

Trong giai đoạn đầu mở cửa những năm ’90, tên các công ty thường có những từ như Vina = Việt Nam, Ex = Export – Xuất khẩu, Im = Import – Nhập khẩu…
Theo các khảo sát, người dùng khi nghe những tên này sẽ liên tưởng đến các công ty nhà nước với sự trì trệ, bao cấp, quan liêu, cũ kỹ, cổ lỗ… gọi chung là lúa nước.
Ví dụ: Vinataba, Vinamex, Vinatex, Vinacafe, Vinalines, Vinachem, Vinaphone…
Bạn nghĩ sao nếu thấy 1 thương hiệu mỹ phẩm có sản phẩm kem dưỡng da là Vinaskin ?

  1. Nên sử dụng đuôi O, A, U, I, Y, E

O, A, U, I… là các nguyên âm. Khi phát âm sẽ mở khẩu hình và thanh quản khiến cho việc đọc trở nên mạnh mẽ, thoải mái, cởi mở hơn…
Ví dụ: Fori, Toyota, Yamaha, Hitachi, Makita, Acura, Zara, Lazada, Tiki, Shopee, Sendo…

  1. Để ý đến giới tính khách hàng

Nếu khách hàng tiềm năng của bạn là nam giới, hãy chọn những cái tên có giới tính nam. Nếu là nữ, hãy chọn tên nữ tính.
Ví dụ: Romano, Aristio, Matana là những cái tên nam tính.
Diana, Dior, Victoria Secret là những cái tên nữ tính.
Nếu là nữ, liệu bạn có muốn sử dụng dầu gội đầu Ronaldo? hoặc nam giới sẽ dùng áo thun nhãn hiệu Diana?

  1. Tìm ý tưởng đặt tên

Cuối cùng, bạn có thể sử dụng 1 số các công cụ để đặt tên.
Namelix.com – Trang web giúp bạn đặt tên từ những từ khoá gợi ý hoặc hoàn toàn tự tạo ra những cái tên… hiểm hóc
Biznamewiz.com – Trang web gợi ý tên theo ngành nghề
Domainify.com – Gợi ý tên và tên miền .com cho các thương hiệu mới có thể chọn theo lĩnh vực, độ dài tên…
Mục đích của họ là bán tên miền .COM. Tuy nhiên mình nhận gợi ý rồi dùng tên miền .VN cũng rất tốt.
Với 10 quy tắc đặt tên thương hiệu trên Nhất nghĩ rằng bạn đã biết cách đặt cho mình 1 nhãn hiệu ưng  ý rồi phải không nào?
Hen gặp lại bạn ở bài viết sau nhé! Chúc bạn thành công!

0 0 votes
Xếp hạng bình luận
Đăng ký
Thông báo
guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments